Hướng dẫn về cưa kéo (pull saw) của Nhật Bản

Mỗi người làm mộc đều cần cưa cầm tay tốt, và những loại cưa cầm tay của Nhật Bản là những loại tốt nhất bạn nên chọn. Chúng linh hoạt, mỏng, sắc và quan trọng là giá cả cũng phải chăng.

Cưa cầm tay Nhật Bản là một “khoản đầu tư” đáng giá. Bạn sẽ phải bỏ ra ít tiền hơn nếu bạn chọn mua cưa phương Tây (loại tốt, tất nhiên rồi), thay vào đó là đầu tư vào cưa của Nhật để giải quyết các công việc của bạn.

Là một người đã dùng cưa Nhật Bản lâu năm, bài viết này sẽ hướng dẫn mọi thứ bạn cần biết trước (và sau) khi mua chiếc cưa cầm tay Nhật đầu tiên.

TẠI SAO BẠN NÊN CÓ MỘT CHIẾC CƯA CỦA NHẬT?

Cưa truyền thống là một trong số vài thứ dụng cụ mà câu châm ngôn “Họ không còn làm chúng như trước nữa” có vẻ đúng.

Hầu hết các loại cưa bán ở các cửa hàng lớn đều có mục đích sử dụng cho xây dựng, và trong khi chúng cắt rất ngon lúc đầu, nhưng hóa ra là không ngon như vậy lâu đâu. Và với việc làm mộc cần sự tinh xảo, bạn chắc chắn phải cần một cái cưa xích hơn là những thứ cưa rẻ tiền này.

Đương nhiên là vẫn có những loại cưa Tây rất tốt ngoài thị trường, nhưng rất đắt. Hầu hết là làm theo kiểu gia truyền cho người chơi sưu tầm. Cưa cổ điển của Disston và một số nhà sản xuất khác là những lựa chọn tốt, nhưng không dễ tìm và có thể sẽ cần bảo dưỡng trước khi sử dụng.

Cưa Nhật Bản, ở một thái cực khác, là một sự lựa chọn tuyệt vời cho người làm mộc ở tất cả các trình độ. Chúng không đắt, dễ sử dụng, và vào là cắt ngay.

Lưỡi cưa của chúng được gia số để sử dụng lâu hơn, nhưng bù lại thì không thể mài lại. Một khi đã cùn hoặc hư hỏng cũng rất dễ (và không đắt) thay thế bằng một lưỡi cưa khác. Do đó, chúng rất dễ bảo quản, có thể bỏ trong bất kì hộp dụng cụ nào (còn có loại cưa gập dễ bảo quản hơn nữa cơ).

Bộ 4 sản phẩm cưa Gyokucho đủ chủng loại
Các chủng loại cưa Nhật Bản: Kataba, Ryoba, Dozuki, Kugihiki

CÁC CHỦNG LOẠI CƯA NHẬT BẢN

Cưa Nhật có 4 chủng loại chính, mỗi loại có thiết kế khác nhau. Nhiều loại trong chúng có thể dùng chung một mục đích mặc dù mỗi loại mang lại lợi ích riêng rất khác biệt.

Loại đầu tiên là Dozuki, vốn là lọai cưa mộng đuôi én rất cơ bản. Dozuki có một cái gọng cứng ở lưỡi trên để cưa không bị uốn cong. Chúng chỉ dùng để cưa xẻ và cái gọng có chức năng giúp chúng ta không cưa quá sâu.

Kế tiếp là Ryoba, được thiết kế có 2 lưỡi để vừa cưa xẻ vừa cưa rong. Điều này làm cho Ryoba là một loại cưa đa năng, có thể sử dụng cho nhiều mục đích dễ dàng.

Kataba là một lựa chọn linh hoạt khác, có hình dạng của Dozuki nhưng không có gờ cứng phía sống lưng. Nó cho phép chúng ta cưa xẻ và cả cưa rong đều được.

Cuối cùng là loại cưa “làm phẳng” có tên Kugihiki, loại này nhỏ hơn các loại trên. Như cách gọi của nó, loại cưa này có lưỡi mỏng và linh hoạt để có thể cưa làm phẳng bề mặt.

Còn vài loại nữa như Azebiki, Mawashibiki, Oga, …nhưng không kể đến trong bài viết này.

Cưa Gyokucho RZ1151
Cưa làm phẳng bề mặt 2 lưỡi RZ1151 của Gyokucho

SỬ DỤNG CƯA NHẬT NHƯ THẾ NÀO?

Nếu bạn chưa sử dụng cưa Nhật bao giờ, bạn sẻ vui đấy, chúng dễ sử dụng lắm. Nhờ có răng cưa bén và lưỡi cưa mỏng, chúng có thể trượt qua hầu hết các loại gỗ mà không cần nhiều nỗ lực đâu.

Điều đầu tiên cần biết là chúng sẽ cắt khi được kéo thay vì là đẩy. Điều này thì không cần nhiều lực rồi, nhưng cũng làm cho chúng dễ điều khiển hơn. Nếu bạn gặp vấn đề với việc cắt các đường thẳng thì cưa Nhật có thể giúp bạn đấy.

Giống như hầu hết các loại cưa phương Tây, bước đầu tiên là đánh dấu vết cưa. Hãy chắc chắn dấu vuông và để chính xác nhất hãy dùng dao để đánh dấu và dùng đục một chút để cưa lọt vào đúng vị trí.

Ban đầu hãy làm vài động tác ngắn để vết cưa được thẳng hàng, nhìn xuống lưỡi cữa. Đặc trưng của cưa Nhật là có sự phản chiếu, vì vậy nếu bạn có thể thấy đường thẳng đều nghĩa là bạn đã vào đúng thế rồi.

Từ đây bạn cứ nhẹ nhàng cưa tới cưa lui. Trong bất kì hoàn cảnh nào bạn cũng không nên dừng việc tạo lực đè xuống vết cắt, điều này sẽ làm cưa bị kẹt, cong và thậm chí lệch. Cứ nhấn và hãy để cưa làm việc của nó.

Như đã nói ở trên, nên tích lũy kinh nghiệm bằng một chiếc cưa rẻ rẻ trước khi bạn cân nhắc mua một cái đắt tiền hơn. Các loại cao cấp thì cả lưỡi cưa đều được gia cố chứ không chỉ phần lưỡi cưa, giúp chúng bền hơn trước rủi ro bị lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách.

Cưa Nhật Bản Gyokucho cán nhựa TPE
Cưa Nhật Bản cán nhựa TPE của Gyokucho

BẢO QUẢN CƯA NHẬT NHƯ THẾ NÀO?

Cách tốt nhất là treo chúng lên. Chúng thường có dây (hoặc lỗ) ở cán cưa.

Bạn cũng có thế bảo quản chúng như các loại cưa khác nếu bạn muốn. Có thể treo từ cán hoặc đặt xuống (lưỡi dựng đứng). Chỉ cần bảo đảm lưỡi cưa không bị đè hoặc căng dẫn đến biến dạng, cong vênh theo thời gian.

Bạn cũng có thể tháo rời chúng ra để bảo quản và khi cần sử dụng chỉ cần vào giây để ráp lại.

Bảo quản cưa Nhật Bản
Cách bảo quản tốt nhất là nên treo cưa lên như thế này

HỎI VÀ ĐÁP

Cưa Nhật có tốt hơn cưa Tây không?

Cưa Nhật có điểm mạnh và cả điểm yếu so với cưa Tây, nhưng dù gì thì cũng tốt hơn. Nghĩa là, chúng thật sự là lựa chọn tốt cho người mới bắt đầu vì dễ sử dụng và hầu như không cần phải bảo trì bảo dưỡng gì cả.

Cưa kéo của Nhật dùng cho việc gì?

Cưa kéo cũng sử dụng cho các tác vụ như cưa đẩy thôi: cưa xẻ, cưa rong, và cưa mịn. Dựa vào thiết kế và kích thước, chúng thật sự rất linh hoạt.

Làm sao tôi có thể mài một chiếc cưa Nhật?

Trong nhiều trường hợp, bạn không thể làm thế. Do lưỡi cưa được gia cố rất cứng và bén, cũng như rất bền nhưng hầu như là không thể mài. Thay vào đó, bạn nên mua một lưỡi dao khác để thay thế thì hơn.

Làm sao để thay lưỡi cưa cho cưa Nhật?

Thường thì lưỡi có thể tháo ra dễ dàng nhờ một cái chốt ở phần cán, với một động tác đơn giản. Và bạn đừng lo, khi mua lưỡi mới thì họ cũng có hướng dẫn trên bao bì mà.

Cưa Nhật bền đến mức nào?

Dựa vào cách bạn chăm sóc và sử dụng, chúng có thể bền rất lâu. Kể cả những loại rẻ tiền cũng được làm để xài lâu, và tất nhiên là bạn đừng nên làm chúng hỏng nếu không phải vì sử dụng sai mục đích.

Tôi nên mua loại cưa Nhật nào đây?

Ban đầu thì tốt nhất là nên mua Dozuki (loại có sóng lưng cứng) và Ryoba (loại có 2 lưỡi). Hai loại này đề dễ xài và có thể dùng làm nhiều việc thông thường mà không cần phải điều chỉnh nhiều.

MLD logo